Bị ho khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé?

Chị em bầu bí thường hay bị các loại vi khuẩn tấn công gây một số bệnh như cúm, viêm họng, sổ mũi. Trong số đó có khá nhiều mẹ bầu bị ho khi mang thai 3 tháng đầu. Bệnh ho khiến mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt và ho lâu ngày sẽ dẫn đến chứng đau họng rất khó chịu.

Nguyên nhân bà bầu bị ho khi mang thai 3 tháng đầu


bi-ho-khi-mang-thai-erapharmacy

  • Mang thai 3 tháng đầu có thể nói là khoảng thời gian khó khăn nhất của mẹ bầu. Khi đó, cơ thể mẹ phải thích nghi với những sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể lúc mang thai nên làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo đó, vi khuẩn từ môi trường hay từ những người mắc bệnh xung quanh sẽ dễ dàng xâm nhập qua “tuyến phòng ngự” lỏng lẻo gây bệnh. Thời điểm này mẹ dễ bị ho khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và nhiệt độ cũng làm mẹ bầu hay bị hắt hơi, ho.
  • Việc tăng tiết màng nhầy cũng khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.

Bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Nếu mẹ bầu chỉ bị ho thông thường, các cơn ho xuất hiện không thường xuyên và cường độ ho nhẹ, ho không có đờm hay kèm theo sốt thì không đáng lo, việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhưng sẽ làm mẹ khó chịu và mệt mỏi. Lúc này, mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian giúp trị ho một cách hiệu quả như: lá hẹ đường phèn, mật ong ngâm quất, mật ong gừng, hay chanh mật ong, mật ong với tỏi….

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ho dai dẳng, ho ra đờm, kèm theo các triệu chứng cảm sốt, nhức đầu, ù tai, đau ngực…thì khá nguy hiểm. Bởi đây có thể là các triệu chứng đầu tiên của viêm họng nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm phổi… gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Cụ thể là khi mẹ bầu ho có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến động thai hay thậm chí là nguy cơ sảy thai sớm.

Mẹ làm gì khi bị ho 3 tháng đầu?


ba-bau-bi-ho

  • Nếu mẹ chỉ có các dấu hiệu ho thông thường không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì mẹ có thể tham khảo những cách chữa ho cho bà bầu  bằng phương pháp dân gian để làm giảm cơn ho.
  • Khi bị ho, mẹ không nên ra ngoài nhiều và tiếp xúc với gió lạnh hay tới những nơi đông người. Thay vào đó hãy ở nhà nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thường xuyên vệ sinh vòm họng và miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Không nên tắm quá lâu vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng thêm trầm trọng hơn.
  • Mẹ chú ý tăng cường ăn uống tẩm bổ, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế căng thẳng, lo âu để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khỏe của mẹ bầu mau hồi phục.
  • Khi ho, mẹ bầu rất dễ bị mất nước, vì vậy mẹ cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Mẹ cũng có thể thay nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, trà hoặc súp.
  • Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ có thể gây dị tật thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu này.
  • Khi mẹ có các triệu chứng ho liên tục trên 3 tuần không khỏi hay ho kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu,… thì tốt nhất mẹ nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có kết luận chính xác, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Chúc mẹ bầu mau chóng khỏi bệnh, mẹ tròn con vuông! 

No comments