Bí quyết chuẩn bị mang thai cho vợ và chồng

Trước khi có ý định mang thai, cả vợ lẫn chồng cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý để đảm bảo tốt nhất cho sự chào đời của đứa trẻ.

Việc mang thai luôn là việc hệ trọng không chỉ của riêng ai, chuẩn bị mang thai không đơn thuần chỉ từ phía của người vợ mà để quá trình mang thai diễn ra thật tốt thì cả người chồng cũng có sự chuẩn bị.

Chuẩn bị mang trước khi mang thai cho cả vợ và chồng là vấn đề vô cùng quan trọng, con là kết quả của vợ chồng nên các quan niệm chỉ chăm sóc cho người vợ là không đúng, trong giai đoạn chuẩn bị sinh con thì sức khỏe và các thói quen của người chồng cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai và sức khỏe thai nhi. Vì vậy bên cạnh việc chăm sóc người vợ thì sức khỏe người chồng cũng cần được quan tâm.


Chuẩn bị cho chồng


Ăn đủ chất


Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho… 

Thực phẩm tăng sức cho “tinh binh”


Thiếu các dưỡng chất cần thiết có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. Hai trong số các nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất để cải thiện số và chất lượng tinh trùng là kẽm và vitamin C.
Nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất bao gồm trứng, cá, các loại hạt và ngũ cốc. Thực phẩm dồi dào vitamin C là rau lá xanh, trái kiwi và cà chua.

Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích


Rượu có nhiều chất độc hại nên tổn thương gián tiếp tinh hoàn, ống dẫn tinh, sinh tinh đặc biệt là trong cơ chế chuyển hóa testosterone. Những người uống rượu thường gặp các vấn đề như giảm tinh trùng lành lặn, tăng số lượng tinh trùng bất thường như không đầu, không thân hay không có đuôi, giảm tốc độ của tinh trùng. Đặc biệt với những người bị tinh trùng yếu cần bỏ bia rượu và việc kết hợp điều trị sẽ làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Môi trường làm việc


Môi trường làm việc của một số công việc nhất định có khả năng tác động đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với một số chất nguy hại có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng hoặc làm lượng tinh trùng  tăng giảm bất thường.

Nếu công việc của bạn là lái xe với động cơ rung nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng. Cần hạn chế làm việc trong môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ…và cần mặc quần áo bảo hộ và vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất. Nếu bạn đang làm việc trong môi trường chứa nhiều thuốc trừ sâu hoặc hóa chất, bạn cần rửa kĩ tay trước khi ăn dù trong quá trình làm việc bạn đã đeo găng tay bảo vệ.

Nhiệt độ


Nhiệt ảnh hưởng đến việc sản sinh ra tinh trùng khỏe mạnh. Nhiệt độ tốt nhất để sản xuất tinh trùng là thấp hơn vài độ so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nếu làm việc trong một môi trường rất nóng, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Nếu công việc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, nên thường xuyên đứng dậy và đi lại vận động nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp giảm bớt nhiệt tập trung ở vùng bìu do ngồi quá lâu, đặc biệt là khi mang những loại quần lót không thoáng khí.

Ngoài ra, cần:
- Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Có chế độ tập thể dục phù hợp đảm bảo sức khỏe

Chuẩn bị cho vợ


Ngưng các biện pháp ngừa thai


Ngưng thuốc tránh thai, tháo vòng, rút que cấy… Nên dùng bao cao su đến khi kinh nguyệt trở về bình thường, đều đặn để dễ theo dõi chu kỳ, canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.

Chế độ dinh dưỡng



Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.

Bổ sung axit folic


Uống 400 mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.
Axit folic là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai. Theo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu cơ thể người mẹ thiếu hụt axit folic thì nguy cơ thai nhi khi được hình thành sẽ phải đối mặt với tình trạng dị tật bẩm sinh rất cao.

Bổ sung sắt


Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển... Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.
Sắt là thành phần quan trọng giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu – một vấn đề nghiêm trọng hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải.
Tình trạng thiếu máu nếu không được cải thiện, nó không chỉ khiến mẹ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt mà còn ảnh hưởng đến lượng máu truyền đến thai nhi. Do đó khi tìm hiểu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, mọi người cần phải đặc biệt để tâm đến việc bổ sung sắt cho cơ thể.

Sữa và các thực phẩm giàu canxi


Những phụ nữ thường xuyên uống sữa nguyên kem mỗi ngày có khả năng thụ thai cao hơn những phụ nữ khác. Ngoài ra, sữa chứa nhiều canxi và protein, giúp bạn chuẩn bị “nền móng” vững chắc để chào đón bé cưng trong thời gian sắp tới. Trung bình bạn nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho cơ thể.

Thực phẩm lành mạnh cho âm đạo


Môi trường âm đạo thường có tính kiềm, đây là nơi để tinh trùng tiếp xúc đầu tiên sau đó đi vào gặp trứng. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tinh trùng dễ dàng gặp trứng, chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất kiềm đặc biệt là hoa quả và rau xanh. Những loại thực phẩm vàng được khuyến khích sử dụng là măng tây, bông cải xanh, cà rốt, bắp cải, cần tây và các loại hoa quả như táo, lê, xoài, đào.

Hạn chế chất kích thích


Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày. Đây là những điều lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mang thai.
Sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống..., trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn... có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu.

Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm sau:


- Các loại cá chứa hàm lượng Hg cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình... có thể gây tổn thương não thai, thai chậm phát triển.
- Sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống..., trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn... có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu.
- Thực phẩm làm tăng co bóp tử cung có thể gây sẩy thai như rau sam, táo mèo, long nhãn, ba ba…
- Bảo quản thức ăn tốt, tránh bị nhiễm độc, rửa tay trước khi ăn.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

  • Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống...
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, cần:

  • Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella...
  • Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức. 
  • Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua. 
  • Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
  • Tránh bệnh nhiễm trùng và nguy cơ cho thai


No comments