Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý?

Nắm rõ biểu đồ tăng cân của thai phụ sẽ giúp các mẹ có cơ sở để điều chỉnh chế độ ăn uống. Từ đó tránh tăng ký quá ít hay quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nguyên nhân tăng cân trong thai kỳ

tang-can-khi-mang-thai

Khi mang thai cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có sự thay đổi, biểu hiện rõ rệt nhất đó là việc cân nặng tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do:

  • Cơ thể tăng cường tuần hoàn máu
  • Tích trữ nước và các chất lỏng
  • Bầu ngực tăng trọng lượng
  • Kích thước tử cung tăng
  • Nước ối và nhau thai
  • Cân nặng của em bé
  • Lượng mỡ tích tụ

Ngay từ thời kỳ đầu mang thai người mẹ đã bắt đầu tăng cân. Chủ yếu là do sự thay đổi bên trong, cơ thể phải tạo ra nhiều máu để nuôi dưỡng, cung cấp oxy cho bào thai phát triển bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu lại bị sụt ký. Do đây là thời kỳ ốm nghén, thai phụ ăn được rất ít vì nhạy cảm với mùi thức ăn, bị nôn ói nhiều.

Nếu gặp phải trường hợp như vậy, bạn đừng quá lo lắng. Bởi thai nhi trong 3 tháng đầu vẫn sẽ phát triển tốt nhờ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ túi noãn hoàng.

Biểu đồ tăng cân của bà bầu qua từng giai đoạn


Trọng lượng cơ thể mà chị em nên tăng khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi mẹ có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ.
https://cdn.eva.vn/upload/4-2014/images/2014-11-26/1416939484-4.jpg
 Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)
Nếu bình thường mẹ đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại. Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:

Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI

  • BMI < 18: là người nhẹ cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg
  • 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg
  • 23 <= BMI < 30: thừa cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg
  • BMI > 30: béo phì : nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg

Mức tăng cân trong từng quý: 

  • 3 tháng đầu (quý I): Tăng 1 kg
  • 3 tháng giữa (quý II): Tăng 4 - 5 kg
  • 3 tháng cuối (quý III): Tăng 5 - 6 kg

Đối với thai phụ mang song thai đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:

  •  BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ
  •  18 <= BMI < 23:  tăng từ 16,8 đến 24,5 kg
  •  23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg
  •  BMI > 30:  tăng từ 11,3 đến 19,1 kg

Hậu quả của việc tăng cân nhiều

tang-can-khi-mang-thai-bao-nhieu-la-hop-ly

Tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ cao gặp các vấn đề về huyết áp như tăng huyết áp thai kỳ (tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ) và tiền sản giật. Các vấn đề này có thể làm cho bạn sinh non.

Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm gia tăng các nguy cơ như:
  • Sinh mổ;
  • Thai nhi to, gây khó khăn cho cuộc chuyển dạ, khó sinh;
  • Lần mang thai tiếp theo cũng sẽ bị thừa cân, làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường và phải sinh mổ.

Đa số mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai lại tăng nhiều hơn mức cần thiết. Nếu bạn bị thừa cân, hãy trao đổi với bác sĩ (tốt nhất nên làm trước khi mang thai) về những phương pháp để giảm thiểu các nguy cơ, đặc biệt nếu như bạn đang mắc phải những vấn đề có liên quan đến béo phì, ví dụ như tăng huyết áp hay đái tháo đường.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ bầu tăng không đủ cân?


Tăng quá ít cân khi mang thai, đặc biệt là nếu trước khi mang thai bạn không đạt được cân nặng tiêu chuẩn, có thể làm gia tăng nguy bé yêu khi sinh ra sẽ bị nhẹ cân (ít hơn 2,5 kg). Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho bé, chẳng hạn như:
  • Khó bú;
  • Hạ đường huyết;
  • Phải ở lại bệnh viện lâu hơn để được theo dõi thêm.

Tuy vậy, những phụ nữ trước khi mang thai bị thừa hơn 20 kg, khi mang thai không tăng hoặc tăng cân ít có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, ví dụ như tăng huyết áp, tiền sản giật và con to.

Làm thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai?


Chế độ dinh dưỡng

len-can-khi-mang-thai


Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai...)
  • Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ...)
  • Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc...)
  • Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)

Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị... Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm:

  • Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua...
  • Acid folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu...
  • Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá...
  • Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.
  • Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ...
  • Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh.
  • Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.

Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt và làm việc

  • Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.
  • Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý.
  • Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân.
  • Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.
  • Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.
  • Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.
  • Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.


Bên cạnh đó, bà bầu cần được khám thai định kỳ hàng tháng tại các cơ sở y tế, trong đó tối thiểu phải khám thai được 3 lần trong toàn bộ thai kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp người mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai.

Mách bạn cách giảm cân sau sinh


Bạn sẽ mất đi khoảng 1/2 trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh. Khối lượng của thai nhi chiếm khoảng 3,5 kg. Nước ối, nhau thai cộng thêm chất dịch và máu sẽ chiếm khoảng từ 3,5 đến 5,5 kg.

Phần cân nặng còn lại sẽ cần khoảng thời gian tương đương 9 tháng mang thai hoặc thậm chí lâu hơn để biến mất. Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để giảm đi trọng lượng dư thừa nhanh chóng.

Mặc dù bạn rất muốn giảm cân nhanh nhưng cũng đừng cắt giảm năng lượng trong chế độ ăn quá đột ngột. Bạn cần phải để lại cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết vì việc chăm sóc cho bé yêu tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hãy cứ kiên nhẫn, đặc biệt nếu bạn cho con bú thì đó cũng là cách giảm cân hoàn toàn tự nhiên.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc giảm cân, hãy gặp chuyên gia về dinh dưỡng hoặc huấn luyện viên thể dục để giúp bạn giảm cân một cách an toàn và hiệu quả nhất. 


No comments