Vô sinh hiếm muộn và các bệnh lý thường gặp ở nam giới

1. Vô sinh hiếm muộn là gì?

Nhìn chung, vô sinh hiếm muộn được định nghĩa là việc không thể mang thai (thụ thai) sau 1 năm (hoặc lâu hơn) một cặp đôi có quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp bảo vệ. Vậy vô sinh nam là gì. Đây là căn bệnh được hiểu đơn giản là nó khiến người đàn ông không có khả năng sinh con.
Vô sinh nam chiếm khoảng 20% các cặp vợ chồng vô sinh. Thăm dò các nguyên nhân vô sinh ở nam giới cũng rất hạn chế, xét nghiệm tinh dịch đồ gần như là thăm dò duy nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.


2. Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới là gì?

Vô  sinh ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân và sẽ được đánh giá bằng việc phân tích tinh dịch. Qua tinh dịch đồ, số lượng, khả năng di động và hình thái của tinh trùng sẽ được xem xét bởi một chuyên gia. Một kết quả bất thường không nhất thiết có nghĩa là người đàn ông phải vô sinh hiếm muộn , mà bác sỹ hoặc chuyên gia, mẽ dựa vào đó để xác định sự tác động của các yếu tố đến khả năng sinh sản như thế nào, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai đối với nam giới:

2.1. Các vấn đề về tinh hoàn hay xuất tinh

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh : là tình trạng các tĩnh mạch trên tinh hoàn giãn lớn làm suy giảm chức năng của tinh hoàn.
- Chấn thương tinh hoàn : có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, làm giảm số lượng tinh trung.
- Những thói quen không lành mạnh : hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục.


- Việc sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
- Việc hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (1 hoặc 2 bên) trong điều trị ung thư làm giảm chức năng của tinh hoàn.
- Một số loại bệnh như : tiểu đường , xơ nang, một số loại rối loạn tự miễn và một số loại nhiễm trùng có thể gây ra suy tinh hoàn.

2.2. Các vấn đề về rối loạn nội tiết tố

Vùng dưới đồi và tuyến yên trong não sản xuất ra các hormone duy trì chức năng bình thường của tinh hoàn. Khi các khu vực này xuất hiện khối u hoặc bị tổn thương có thể dẫn dến việc không sản xuất hoặc giảm lượng tinh trùng.

Những tình trạng này bao gồm khối u tuyến yên (lành tính và ác tính), tăng sản thượng thận bẩm sinh, phơi nhiễm với quá nhiều estrogen hoặc testosterone, hội chứng Cushing , và sử dụng thuốc mãn tính gọi là glucocorticoids.

2.3. Các vấn đề về rối loạn di truyền

Các điều kiện di truyền như hội chứng Klinefelter, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y, loạn trương lực cơ và các rối loạn di truyền ít phổ biến khác có thể khiến tinh hoàn không thể sản xuất hoặc sản xuất ít tinh trùng.

Đối với nam giới, những nguyên nhân vô sinh bao gồm:
- Tuổi tác: mặc dù tuổi tác có vai trò quyết định hơn trong vấn đề thụ thai ở nữ giới, nhưng nam giới ngoài 40 tuổi cũng có thể gặp nhiều khó khăn hơn đối với việc có con.
- Quá cân hoặc bị tiểu đường. Béo phì cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ vô sinh hiếm muộn tăng lên.
- Hút thuốc lá.
- Nghiện rượu.
- Sử dụng chất gây nghiện.
- Phơi nhiễm với testosterone: có thể xảy ra khi bác sỹ kê toa tiêm testosterone, cấy ghép hoặc gel bôi tại chỗ (cho tình trạng lượng testosterone thấp), hoặc khi sử dụng các loại thuốc tương tự bất hợp pháp với mục đích tăng khối lượng cơ bắp.
- Phơi nhiễm phóng xạ.
- Tinh hoàn thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao: ví dụ như thường xuyên đạp xe xông hơi hoặc tắm nước nóng trong thời gian dài.
- Phơi nhiễm với một số loại thuốc như: flutamide, cyproterone, bicalutamide, spirotolactone, ketoconazole hoặc cimetidine.
- Phơi nhiễm với các chất độc hại ngoài môi trường bao gồm thuốc trừ sâu, chì, cadmium hoặc thủy ngân.
- Phơi nhiễm với các chất độc hại như thuốc trừ sâu cũng có thể dẫn đến vô sinh. Ảnh Internet

3. Phòng ngừa vô sinh ở nam giới ?

- Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh thừa hay thiếu cân.
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin và đậu nành cho cơ thể


- Không hút thuốc lá
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích
- Giảm áp lực, căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ để nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối.
- Khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh sản.

4. Các cặp đôi nên thử để mang thai trong bao lâu trước khi cần đến gặp bác sỹ?

Một số vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng đến khả năng có con. Vì vậy các cặp đôi có những biểu hiện sức khỏe sau không nên trì hoãn việc đến gặp các chuyên gia khi muốn có em bé:

Đối với nữ giới:

- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc không có kinh nguyệt
- Đau bụng dữ dội khi hành kinh
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm vùng chậu
- Hơn một lần sảy thai

Đối với nam giới:

- Tiền sử chấn thương tinh hoàn, phẫu thuật thoát vị, hóa trị hoặc không thể có con với đối tác khác trước đó.

Nhìn chung, khi gặp những biểu hiện trên mà mãi chưa có con, hai bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe và điều trị vô sinh sớm nhất để tăng khả năng mang thai.


No comments