Bổ sung kẽm cho bà bầu: Vai trò quan trọng khi mang thai

Kẽm có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Để phát huy tốt vai trò đó, cần phải bổ sung kẽm cho bà bầu một lượng vừa đủ theo khuyến nghị.

Tổng quan về vai trò bổ sung kẽm cho bà bầu


Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về kẽm và vai trò của kẽm trong sự tăng trưởng, phát triển được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của kẽm trong hầu hết các cơ quan chức năng của cơ thể và thiếu kẽm trở thành một nguy cơ sức khỏe cộng đồng cần tích cực phòng tránh.

bo-sung-kem-khi-mang-thai

Kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ cần bổ sung kẽm khi mang thai để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn keetscacs chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác, duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường giúp bào thai tăng trưởng và phát triển.

Khoáng chất thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Thiếu kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.

Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hoóc môn (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể. 

Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm trùng và nhiễm các độc tố, làm mau lành vết thương bảo vệ làn da, phòng chống ung thư và chống lão hóa, duy trì hoạt động bình thường của chức năng tình dục cho mẹ bầu.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc thiếu kẽm ở mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nồng độ kẽm trong huyết tương thấp sẽ làm giảm quá trình vận chuyển kẽm đến nhau thai. Do đó, việc cung cấp kẽm cho thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn.

Ngoài ra, việc thiếu kẽm trong quá trình mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây sinh non, bởi nó sẽ làm thay đổi mức độ lưu hành của một số hormone liên quan đến việc chuyển dạ. Đồng thời, vai trò của kẽm cũng rất quan trọng trong khả năng miễn dịch.

Do đó, sự thiếu hụt kẽm có thể góp phần gây nhiễm trùng toàn thân và nội tử cung. Cả 2 vấn đề này đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non ở thai phụ.

Việc thiếu hụt kẽm không chỉ gây sinh non mà còn khiến cân nặng khi sinh của em bé thấp. Cân nặng khi sinh thấp và sinh non là những yếu tố nguy cơ đối với tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc bổ sung kẽm trong quá trình mang thai là điều vô cùng cần thiết.

Vai trò của việc bổ sung kẽm cho bà bầu và liều lượng được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai

tam-quan-trong-cua bo-sung-kem-cho-ba-bau-erapharmacy

Vai trò của kẽm đối với bà bầu và thai nhi là không hề giống nhau. Cụ thể, đối với bà bầu, kẽm có tác dụng:

  • Duy trì hệ thống miễn dịch.
  • Ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng bên trong tử cung.
  • Giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Hỗ trợ quá trình sản xuất nhau thai.

Ngoài ra, vai trò của kẽm cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của em bé, chẳng hạn như:
  • Thúc đẩy tăng trưởng tế bào.
  • Tăng cường sản xuất và hoạt động của ADN.
  • Cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các protein tạo nên các tế bào.

Để đảm bảo các vai trò của kẽm được phát huy tối đa, thai phụ cần bổ sung lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày như sau:
  • Đối với phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 12 miligam.
  • Đối với phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 11 miligam.
  • Đối với một phụ nữ cho con bú từ 18 tuổi trở xuống: 13 miligam.
  • Đối với phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 12 miligam.

Mẹ bầu không nhất thiết phải mỗi ngày bổ sung chính xác lượng kẽm kể trên, thay vào đó có thể cộng dồn lại vài ngày hoặc một tuần để bổ sung luôn một lần.

Dấu hiệu của các bà bầu thiếu kẽm 


Khi bổ sung kẽm trong thai kỳ, bà bầu cũng nên lưu ý về các dấu hiệu thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm ở những phụ nữ mang thai gây ra các tình trạng khó ăn uống và ốm nghén ở thời gian đầu khi mang thai. Không những thế, thiếu kẽm càng làm cho bà bầu mệt mỏi và nôn ói… Khi nghén quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.

kem-cho-me-bau-erapharmacy

Ngoài ra, việc thiếu vi lượng này có thể giảm sự tích lũy năng lượng hay các dưỡng chất khác, từ đó giảm tiết sữa hay mất sữa sớm (nguyên do là không tích lũy đủ năng lượng trong lúc mang thai). Bên cạnh đó, thừa kẽm có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm (thừa kẽm ở tam cá nguyệt thứ ba).

Nếu có thời gian, các bà mẹ nên dành thời gian để tham gia thăm khám với bác sĩ để thực hiện phân tích kẽm bằng cực phổ Polarography. Xác định xem mình có tình trạng thiếu kẽm hay không...

Các nguồn bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai


Kẽm có thể được cung cấp ở 3 dạng là thực phẩm, viên uống vitamin và thuốc xịt mũi. Phụ nữ đang mang thai có thể bổ sung kẽm trong thai kỳ thông qua một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.

Kẽm tự nhiên thường có trong các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, hàu, sữa, trứng, yến mạch… Ngũ cốc bổ sung vi chất và thịt đỏ chứa rất nhiều kẽm. Kẽm cũng có nhiều trong tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, khi sử dụng, các nguồn kẽm từ động vật phải được chế biến và tiệt trùng hoàn toàn. Bởi điều này tốt cho sức khỏe và giúp thai phụ tránh dị ứng và buồn nôn.

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai còn có thể bổ sung kẽm qua các loại viên uống vitamin. Sản phụ nên sử dụng những loại vitamin tổng hợp có chứa kẽm thay vì các viên kẽm đơn lẻ. Bởi chúng sẽ giúp sản phụ nhận được đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai.

Tuy nhiên, các sản phụ cũng không nên lạm dụng những viên uống bổ sung kẽm này. Đồng thời, việc sử dụng mọi loại thuốc trong quá trình mang thai phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Vai trò của kẽm đối với phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng và thiết yếu. Vì vậy, các bà mẹ đừng quên bổ sung kẽm cho cơ thể trong suốt thời gian thai kỳ 

No comments