Bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng

Vitamin D dành cho trẻ sơ sinh có thể bổ sung thông qua sữa mẹ, cá béo, trứng và các loại sữa khác. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể trẻ tự sản sinh ra một lượng vitamin D để bù đắp cho sự thiếu hụt.

Tại sao cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh


Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xương và răng. Thiếu vitamin D dễ dẫn đến chứng còi xương, suy dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và tiểu đường type 1 ở trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chỉ có 1 trong 5 trẻ sơ sinh uống sữa công thức và 1 trong 20 trẻ bú sữa mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày theo khuyến cáo.

Trên thực tế, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh thường không được các bậc phụ huynh quan tâm chú trọng, ngay cả với các bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu chỉ dùng sữa mẹ, nguy cơ trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin D là rất cao. Do đó, cần bổ sung vitamin D cho trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau.

bo-sung-vitamin-cho-tre-erapharmacy

Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D

  • Trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500g), trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (đặc biệt là trong những tháng mùa đông) và trẻ không được bú mẹ, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, bà mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong thời gian mang thai
  • Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài…).
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, vị thành niên ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Những người có làn da sẫm màu, tổng hợp ít vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, và do đó tăng nguy cơ thiếu hụt khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím ở cường độ thấp.
  • Người cao tuổi thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ, thực phẩm giảm hay thiếu.
  • Người có hội chứng kém hấp thu ở ruột. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật, suy giảm chức năng thận, một số bệnh di truyền gây giảm chuyển hóa vitamin D.
  • Một số yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi cao có nhiều sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng … làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D


Những nguồn bổ sung vitamin D dành cho trẻ sơ sinh

bo-sung-vitamin-d-cho-tre-erapharmacy


Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo, trứng và sữa. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng các loại thực phẩm chứa vitamin D thì ngay cả người lớn cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu vitamin D hàng ngày.

Mặt khác, cơ thể con người cũng có khả năng tự sản sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cụ thể là tia cực tím B (UBV). Mặc dù vậy, trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên mặc thêm quần áo bảo vệ, tránh phơi nắng quá lâu và nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ bị bỏng, vì giai đoạn này da của bé còn non và rất nhạy cảm với tác động nhiệt.

Các bé bú sữa mẹ cần bổ sung vitamin D liên tục cho đến tuổi ăn dặm. Trong thời gian bé ăn dặm, vitamin D sẽ được cung cấp thêm thông qua các loại thực phẩm như nước trái cây, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu phụ... Nếu vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho trẻ, bác sĩ có thể cân nhắc do trẻ dùng các loại tổng hợp hoặc dạng thuốc nhỏ giọt chứa vitamin D.

Liều lượng vitamin D cho trẻ

bo-sung-vitamin-d-cho-tre-so-sinh-erapharmacy.jpg

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung vitamin D liều 400 IU/ ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.
  • Ngừng dùng vitamin D khi bé đã cai sữa và uống mỗi ngày 1 lít sữa và bổ sung thêm vitamin D (sữa công thức với trẻ < 12 tháng hoặc sữa bò với trẻ >12 tháng). Nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày. Tiếp tục cho trẻ uống vitamin D tới khi bé uống đủ 1 lít sữa giàu Vitamin D mỗi ngày.
  • Trẻ lớn không nhận đủ 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua thực phẩm cũng cần được bổ sung vitamin D hàm lượng 400 IU/ngày.
  • Trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D trong trường hợp trẻ dùng một số thuốc điều trị đặc biệt hoặc bị một số bệnh mạn tính có thể cần bổ sung vitamin D liều cao hơn.

Bổ sung vitamin D quá liều


Mặc dù vitamin D là dưỡng chất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, nhưng trẻ chỉ nên được bổ sung một lượng vừa phải với nhu cầu hàng ngày. Nếu lạm dụng quá nhiều, có nguy cơ trẻ sẽ bị ngộ độc vitamin D, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Tăng canxi/máu là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, gây tai biến nguy hiểm.
  • Trẻ < 1 tuổi dùng liều 400 IU/ngày thường xuyên gây co giật, trạng thái kích thích do tăng canxi / máu dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn suy thận và tử vong.
  • Lứa tuổi khác: liều > 1000 IU/ngày (>25µg) có thể gây ngộ độc. Với chế độ ăn uống và tắm nắng đầy đủ nếu dùng > 1800 IU/ngày (45µg) sẽ chậm lớn vì sụn bị hóa xương sớm.
  • Liều ≥ 50.000 IU/ngày là liều độc với trẻ em và cả người lớn gây mệt mỏi, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy, đa niệu, rối loạn tâm thần. Tăng canxi/máu kéo dài gây canxi hóa các mô mềm, suy thận và tử vong.

Hướng dẫn bổ sung Vitamin D cho trẻ


  • Tắm nắng là biện pháp quan trọng để bổ sung vitamin D cho trẻ
  • Nhu cầu hàng ngày về vitamin D là từ 400 - 600UI/ngày, nhu cầu này không có sự khác biệt lắm giữa trẻ em và người lớn. ở người cao tuổi do hấp thu kém nên nhu cầu cao hơn một chút nhưng cũng không quá 1.000 UI/ngày, có nghĩa là khi xét nghiệm máu không bị thiếu vitamin D nhưng không có điều kiện tắm nắng vẫn có thể bổ sung liều nhu cầu hàng ngày, còn khi đã bị thiếu vitamin D thì phải dùng liều điều trị cao hơn có thể lên tới 4.000UI/ngày, thời gian điều trị khoảng 3 tháng. Khi vitamin D trở về bình thường thì lại giảm xuống liều hàng ngày.
  • Để phòng bệnh còi xương cho trẻ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 20 – 30 phút vào buổi sáng là tốt nhất (trước 9 giờ), trường hợp không có điều kiện để tắm nắng như sinh vào mùa đông hoặc nhà ở chật chội... thì phải cho trẻ bổ sung vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống đến 2 tuổi, còn khi trẻ đã lớn, chơi được ngoài trời nhiều hơn hoặc không có biểu hiện của bệnh còi xương thì cũng không cần phải uống nữa.
  • Nếu bà mẹ lo lắng về sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ hãy hỏi bác sĩ để làm xét nghiệm máu cho bé. Với những bé bú mẹ hoàn toàn, sinh trong mùa đông, vì điều kiện nào đó mà không được tắm nắng... thì cũng cần hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ. Ngay cả trẻ lớn và người lớn nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn cần phải bổ sung vitamin D. Những trẻ bị béo phì nguy cơ thiếu vitamin D càng hay gặp.
  • Việc bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống vào sáng hay chiều, lúc đói hay no đều không ảnh hưởng gì đến việc hấp thu vitamin D, nhưng nếu uống cùng với canxi thì nên uống vào buổi sáng, vì canxi uống buổi tối dễ có nguy cơ bị sỏi thận.
  • Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo nên khi uống vào sẽ được tích lũy ở gan để cơ thể sử dụng dần, nên ngoài việc bổ sung duy trì liều theo nhu cầu hàng ngày cũng có thể dùng liều cao theo định kỳ (theo chỉ định của bác sĩ).


No comments