Chỉ số FSH - Xét nghiệm quan trọng trong chuẩn đoán vô sinh

Chỉ số FSH là một trong những hormone quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là trong vấn đề sinh sản. Cùng với LH, FSH sẽ giúp điều hòa các chức năng sinh sản ở cả hai giới. Nồng độ của FSH trong máu có thể thay đổi tăng hoặc giảm và khi đó sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề của hệ sinh dục như xuất tinh, kinh nguyệt và thậm chí nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Chỉ số FSH là gì?

chi-so-fsh


Hormone FSH có tên tiếng anh là Follicle Stimulating Hormone hay còn gọi là Kích noãn bào tố, là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não.

Ở cơ thể người phụ nữ, FSH có tác dụng kích thích noãn bào phát triển, khi người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thì thường có chỉ số FSH rất thấp, có khả năng dẫn đến vô sinh. Thông thường, người phụ nữ trưởng thành thường có nồng độ FSH trong máu cao, điều này chứng minh sự trưởng thành của buồng trứng.

Ở cơ thể nam giới, FSH là hormone có vai trò kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và thúc đẩy sự sản sinh tinh trùng.

Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?

Đối với nữ giới


Đối với nữ giới, mỗi giai đoạn sẽ có một chỉ số FSH khác nhau. Các chỉ số bình thường ở từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tạo nang buồng trứng: Chỉ số FSH là 1,68 - 15 lU/L;
  • Giữa chu kì kinh: Chỉ số FSH là 21,9 - 56,6 lU/L;
  • Giai đoạn tạo hoàng thể: Chỉ số FSH là 0,61 - 16,3 lU/L;
  • Sau giai đoạn mãn kinh: Chỉ số FSH là 14,2 - 5,3 IU/L.

Đối với nam giới


Đối với nam giới trưởng thành, chỉ số FSH bình thường sẽ đạt 1,24 - 7,8 IU/L và nam giới trước tuổi dậy thì là 1,0 - 4,2 IU/L.

Kết quả xét nghiệm hormon kích thích tạo nang trứng (FSH) có thể bị làm thay đổi do mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hoặc do có chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước khi bệnh nhân lấy máu làm xét nghiệm. Nguyên nhân khác có thể là do bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ FSH như: thuốc ngừa thai uống, estrogen, testosterone, progesterone.

Chỉ số FSH thay đổi khi nào?


xet-nghiem-chi-so-fsh-la-gi-erapharmacy

Ở phụ nữ 


Nội tiết tố sinh dục hoạt động theo trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng (follicular phase) của chu kì kinh nguyệt, FSH khởi động sự sản xuất estradiol của các nang Graaf, sau đó hai hormone này cùng hoạt động song song giúp nang buồng trứng phát triển thêm nữa.

Tăng đột ngột nồng độ FSH và LH vào giữa chu kì sẽ gây ra tình trạng rụng trứng.

Trong giai đoạn tạo hoàng thể (luteal phase), FSH kích thích sự sản xuất progesteron và hormone này cùng với estradiol, tạo thuận lợi cho đáp ứng của buồng trứng với LH. Khi xảy ra tình trạng mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, nồng độ FSH sẽ tăng lên.

Do những thay đổi trong chức năng buồng trứng và giảm tiết estrogen, nồng độ FSH tăng cao vào thời kỳ mãn kinh.

Ở nam giới


FSH kích thích tinh hoàn sản xuất các tinh trùng trưởng thành và nó cũng thúc đẩy quá trình sản xuất các protein gắn với androgen (androgen binding proteins).


Các trường hợp thay đổi chỉ số FSH


Trong cơ thể, nồng độ FSH rất quan trọng. Việc định lượng hormone FSH có thể giúp bác sĩ đánh giá được chức năng của trục dưới đồi - tuyến sinh dục ở cả hai giới. Kết hợp định lượng FSH và LH sẽ có giá trị chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý như:

Các rối loạn xảy ra ở vùng dưới đồi, tuyến yên hay tại tuyến sinh dục:

  • Đánh giá sự suy giảm chức năng của tuyến sinh dục, báo trước nguy cơ vô sinh, rối loạn kinh nguyệt hay khả năng dậy thì sớm cũng như dấu hiệu của sự mãn kinh.
  • Có thể giúp phát hiện một số bệnh bẩm sinh mà trong đó có sự bất thường về nhiễm sắc thể, hội chứng buồng trứng đa nang...

Định lượng FSH nên làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt do ở khoảng thời gian này, nồng độ của estrogen và progesterone xuống thấp nhất và lúc này, nồng độ của FSH được coi là mức chỉ số cơ bản để đánh giá với các trường hợp tăng giảm lượng hormone. Chỉ số FSH biến động có thể là tăng cao hoặc giảm đi tùy theo từng trường hợp bệnh lý khác nhau.

Nồng độ FSH tăng cao

chi-so-fsh-o-nu-gioi-erapharmacy

Chỉ số FSH tăng cao khi:

Mắc các bệnh lý về hệ sinh dục:

  • Vô kinh nguyên phát.
  • Suy tuyến sinh dục.
  • Suy chức năng sinh dục.
  • Phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do bất thường của cấu trúc hệ sinh dục, nam giới không có một hoặc không có cả 2 tinh hoàn.
  • Sau phẫu thuật cắt tử cung hay cắt bỏ tinh hoàn.
  • Suy giảm chức năng buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bị buồng trứng đa nang có thể khiến chỉ số FSH tăng cao

Do các bệnh lý ở tuyến yên: FSH được sản xuất ra ở thùy trước của tuyến yên nên mọi nguyên nhân bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tuyến yên đều có thể làm thay đổi nồng độ của FSH trong cơ thể.
  • Bị cường tuyến yên: biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là hội chứng lâm sàng do tăng đơn độc một loại hormone nào đó của tuyến yên, hoặc cùng lúc tăng nồng độ của hai hay nhiều hormone khác nhau trong tuyến yên. Và tăng FSH cũng có thể là một trong những triệu chứng dễ gặp phải trong bệnh lý cường tuyến yên.
  • Có khối u tuyến yên.

Dậy thì sớm khi hệ thống nội tiết chưa phát triển hoàn chỉnh cũng sẽ có nguy cơ gây rối loạn nồng độ các hormone dẫn đến tăng FSH.

Ngoài ra, tăng FSH còn có thể gặp trong các bệnh lý như hội chứng Turner, khối u vùng dưới đồi, hội chứng to đầu chi...

Nồng độ FSH giảm

Chỉ số FSH giảm khi:

Gặp các vấn đề liên quan đến sinh dục:

  • Dậy thì muộn.
  • Vô kinh thứ phát, vô tinh trùng ở nam giới.
  • Bị giảm nồng độ các hormone hướng sinh dục.
  • Ung thư buồng trứng hay ung thư tinh hoàn

Do các bệnh lý của các tuyến nội tiết và vùng dưới đồi:

  • Tăng sản tuyến thượng thận.
  • Bị rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
  • Giảm FSH sau phẫu thuật cắt tuyến yên.
  • Ung thư tuyến thượng thận.
  • Suy tuyến yên: ngược với trường hợp cường tuyến yên, suy tuyến yên là hiện tượng suy giảm chức năng hoạt động sản xuất và tổng hợp các hormone. Điều này có thể dẫn tới sự suy giảm nồng độ FSH do FSH được sản xuất ra ở tuyến yên.
  • Do dùng thuốc như thuốc tránh thai, estrogen, progesterone...
  • Do các căng thẳng, stress.
  • Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý.

Hormone FSH và khả năng mang thai



nong-do-fsh-va-kha-nang-mang-thai-erapharmacy


Lượng FSH ở nữ quá thấp là dấu hiệu của PCOS. Phụ nữ mắc PCOS không thể rụng trứng thường xuyên và thường dẫn đến vô sinh. Lúc này, chị em rất cần sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa sản hoặc nội tiết để được hỗ trợ về khả năng mang thai vào thời điểm thích hợp.

Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ thường sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho việc thụ tinh nhân tạo trong tử cung (hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung để cho thụ tinh - IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (tinh trùng và trứng được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh xảy ra trong ống nghiệm). Các hormone FSH này được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc tiêm, thường được gọi là Gonal-f, Follistim và Bravelle.

Nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lo sợ khi phải tiêm thuốc để kích thích rụng trứng. Mặc dù liệu pháp tiêm thuốc có thể khiến cho tâm lý chị em thấy không thoải mái, nhưng điều quan trọng hơn là nó giúp cho bệnh nhân PCOS lấy lại cái quyền thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đó là quyền “làm mẹ”.

No comments