Chuẩn bị trước khi sinh: 9 điều mẹ bầu cần lưu ý

Gần ngày vượt cạn không ít bà bầu bắt đầu nghĩ đến những điều cần chuẩn bị trước khi sinh để tránh vô tình quên đi những điều quan trọng.

chuan-bi-do-truoc-sinh

1. Trấn an bản thân


Với những bà mẹ sinh con đầu lòng, giai đoạn từ khi các dấu hiệu sắp sinh xuất hiện cho đến khi bạn thật sự chuyển dạ có thể kéo dài trung bình từ 12 – 24 giờ. Đối với những lần sinh sau, thời gian này có thể rút ngắn còn khoảng 8 – 10 giờ. Khi những cơn co thắt tử cung bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn co xuất hiện ở bụng dưới hoặc bạn sẽ thấy tê phần bụng dưới, lúc đó chính bản thân bạn phải thật bình tĩnh. Việc lo lắng sẽ vô tình khiến bạn sẽ chú ý hơn đến những cơn đau, hơi thở của bạn sẽ trở nên vô cùng nặng nhọc. Thay vì lo lắng, bạn nên cho cơ thể thư giãn bằng cách đi bộ hay đi tắm.

2. Ăn nhẹ trước khi sinh


Ăn nhẹ trước khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ duy trì năng lượng cho cơ thể ở những giai đoạn đầu sắp sinh. Tránh thực phẩm béo hoặc quá cứng, khó tiêu hóa vì dạ dày đầy sẽ tạo ra cảm giác buồn nôn và gây nôn khi sắp sinh. Co thắt cơ và thở nhanh khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, do vậy mẹ bầu cần uống đủ nước khi mang thai và nếu có vào viện đợi sinh, mỗi khi cảm thấy mất nước, mẹ bầu nên nhờ người thân mang nước uống vào.

3. Tìm hiểu cách thở khi chuyển dạ

chuan-bi-do-sap-sinh

Một lưu ý khác nên chuẩn bị trước khi sinh là tập cách thở khi chuyển dạ. Mẹ bầu hầu như luôn cảm thấy căng thẳng khi sinh con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí mà còn có thể khiến bạn mệt mỏi, khó thở vì thế nên mẹ bầu cố gắng hạn chế tình trạng này bằng việc tìm hiểu rõ cách thở khi chuyển dạ. Thở đúng cách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và có thể duy trì năng lượng để tập trung vào việc sinh nở.

4. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi nhập viện


Giấy tờ nhập viện rất quan trọng, nhất là với các mẹ hưởng chế độ sinh theo BHYT thì không nên quên bất cứ các loại giấy tờ nào dưới đây.

  • Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.
  • Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.
  • Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.

5. Chuẩn bị đồ cho bé

chuan-bi-do-cho-be-sap-sinh

Chuẩn bị đồ cho bé vào mùa đông

Với những mẹ sinh con mùa Đông, thời tiết khắc nghiệt, lạnh khô hoặc lạnh ẩm. Mẹ bầu cần lưu ý những đồ sau:

  • Mũ, tất,  áo ấm, áo choàng cho mẹ
  • Kem trị nứt nẻ hoặc dầu dưỡng ẩm
  • Túi giữ nhiệt
  • Các loại mũ thóp, mũ mềm dành cho mùa đông
  • Chăn cho em bé
  • Tất tay, tất chân để giữ ấm
  • Khăn voan mỏng để che cho em bé khi di chuyển về nhà

Chuẩn bị đồ cho bé vào mùa hè


Thời tiết mùa Hè khá  nóng nực và ẩm, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khi đi sinh mẹ nên chuẩn bị thêm:

  • Khăn thấm, khăn lau người
  • Khăn ướt, khăn lạnh
  • Quạt mini hoặc quạt cầm tay
  • Kem chống hăm
  • Quần lót dùng một lần
  • Dép xỏ ngón
  • Khăn voan mỏng, đồ chống nắng để che cho em bé khi di chuyển về nhà.
  • Nhiệt kế.
  • Móc treo.

6. Chuẩn bị đồ cho mẹ trước khi sinh


chuan-bi-do-cho-me-sap-sinh-erapharmacy


Không chỉ em bé mà mẹ cũng phải chuẩn bị đồ trước khi sinh, dưới đây là những đồ cần thiết mẹ nên trang bị cho mình trước khi nhập viện:

  • 2 - 3 bộ quần áo sau sinh.
  • Bỉm quần và băng vệ sinh: Bỉm quần dùng khi ra nhiều sản dịch và băng vệ sinh cho những ngày sản dịch ít dần.
  • Quần lót giấy để dùng trong bệnh viện.

7. Duy trì từ thế ngồi và đứng


Trong thời gian sắp sinh, nên cố gắng duy trì tư thế ngồi hoặc đứng, vì khi đó trọng lực sẽ kéo thai nhi hướng xuống, đầu của bé sẽ đẩy cổ tử cung giúp cổ tử cung giãn ra. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngồi xổm hoặc quỳ gối để cơn đau ở bụng dịu lại, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn.

8. Tìm hiểu cách phục hồi sức khỏe sau sinh


Chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh con có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tình trạng trầm cảm sau sinh. Bạn chắc chắn sẽ rất bận rộn chăm sóc bé yêu mới ra đời, nên hãy dành thời gian trong những tháng cuối thai kỳ để tìm hiểu về cuộc sống sau sinh, những điều kiêng cữ sau sinh cũng như cách phục hồi sức khỏe sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn sớm thích ứng với cuộc sống mới của gia đình khi có thêm một thiên thần nhỏ.

9. Chuẩn bị tên cho con trước khi sinh


Sau khi em bé trào đời bác sĩ sẽ hỏi tên bé làm giấy chứng sinh. Hãy trao đổi cùng chồng, hoặc nhờ tư vấn từ hai bên gia đình nội ngoại đặt cho con tên mà mình yêu thích và có ý nghĩa để bé sinh ra mọi thứ luôn trọn vẹn.

Qua các chia sẻ trên hi vọng các mẹ sẽ thoải mái, chuẩn bị thật tốt cho hành trình vượt cạn của mình. Chào đón con yêu là sự hạnh phúc nhất.

No comments