Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?

Nghiệm pháp dung nạp glucose phương pháp dùng để chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé có thể xảy ra.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?


Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể, đây chính là một nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng của cơ thể. Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Trong đó nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

nghiem-phap-dung-nap-glucose

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?


Hầu như các bác sĩ đều khuyên tất cả phụ nữ đang mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này nếu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Những bác sĩ chuyên môn về sản khoa khuyên thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ mang thai khi ở 24 – 28 tuần thai kì.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được khuyên thực hiện với những ai nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.

Cụ thể hơn, xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện với những ai có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mg/dL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5%.

Ngoài chỉ số glucose huyết trong lần khám đầu tiên trên, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống còn được chỉ định ở tất cả những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ với đặc điểm như sau:

  • Béo phì: Chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng BMI ≥ 30
  • Tuổi tác: Thông thường là trên 25 tuổi
  • Tiền sử gia đình: Thai phụ có người thân bị đái tháo đường sẽ có nhiều nguy cơ hơn
  • Tiền sử mang thai: Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ, hoặc sinh một bé nặng 4,1kg trở lên, hay thai nhi chết lưu không rõ lý do ở lần mang thai trước.

Không chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose huyết cho những phụ nữ đã được xác định đường huyết tăng rõ ràng thông qua các triệu chứng kinh điển, hay qua 2 mẫu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, hoặc người có bệnh cấp tính, suy dinh dưỡng, và nằm liệt giường hơn 3 ngày.

Quy trình thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống như thế nào?


Vào ngày thử nghiệm, bạn sẽ trải qua những bước sau:

  • Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu khi bạn tới để đo nồng độ glucose máu khi đói. Điều này sẽ cung cấp mức cơ sở để bạn đánh giá những giá trị glucose khác sau khi thử nghiệm.
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một thức uống ngọt chứa một lượng glucose nhất định. Bạn nên uống nhanh nhất có thể. Với xét nghiệm dung nạp glucose đường uống tiêu chuẩn, bạn sẽ uống một lượng 75 g hoặc 100 g glucose.
  • Bác sĩ sẽ lấy những mẫu máu những khoảng cách nhau 1, 2, hay 3 tiếng sau khi uống glucose. Mẫu máu sẽ được lấy lại sau 30 phút cho tới 3 tiếng sau khi bạn uống glucose.

Kết quả của nghiệm pháp như thế nào?


nghiem-phap-dung-nap-glucose

Đối với tiểu đường thai kỳ sẽ có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, Hiệp hội chữa trị tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra những giá trị sau đây

Những giá trị cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ:


tieu-duong-thai-ky

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Kết quả bình thường


Giá trị cao hơn bình thường


Bạn có thể mắc bệnh tiền tiểu đường nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống là 140 – 199 mg/dl (2 tiếng sau khi uống).

Ngoài ra, nồng độ Glucose cao có thể là do:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Cường giáp;
  • Một số loại thuốc như corticosteroids, niacin, phenytoin (Dilantin), một số thuốc lợi tiểu, hay những loại thuốc chữa trị cao huyết áp, HIV hay AIDS;
  • Lượng lớn hormones cortisol trong máu (hội chứng Cushing);
  • Bệnh do di truyền như nhiễm sắc tố sắt mô;
  • U tủy thượng thận.

Giá trị thấp hơn bình thường


Nồng độ Glucose thấp có thể là do:

  • Một số loại thuốc nhất định như thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc huyết áp cao (như propranolol), và thuốc chữa trầm cảm (như isocarboxazid);
  • Giảm sản sinh hormone cortisol aldosterone (hội chứng Addison);
  • Những vấn đề về tuyến giáp hay tuyến yên kém hoạt;
  • Khối u hay những vấn đề của tuyến tuỵ;
  • Bệnh gan;
  • Những bệnh lý làm thay đổi nồng độ glucose trong máu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về những kết quá bất thường cùng với những triệu chứng hiện tại và các bệnh lý trong quá khứ.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?


Khi tiến hành nghiệm pháp cần chú ý đến những điều sau:

  • Chống chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose cho những bệnh nhân đã được xác định glucose huyết tăng cũng có các triệu chứng cụ thể của tăng glucose hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L, những bệnh nhân có bệnh cấp tính, những người suy dinh dưỡng mạn tính.
  • Bệnh nhân cần ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi tiến hành thực hiện nghiệm pháp.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm trong vòng ít nhất 3 ngày.
  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước lúc làm nghiệm pháp
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sẽ được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói từ 10 - 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Điểm lưu ý là trong thời gian làm nghiệm pháp bệnh nhân có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.
  • Sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống, bạn nên ăn một chút khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.

No comments