Song thai - Các nguy cơ với mẹ và con

Theo các chuyên gia Y tế, khi mang thai đôi, sản phụ dễ bị sảy thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ thai bất thường, dị tật cũng cao hơn so với đơn thai. Hiểu biết về các nguy cơ của song thai, sẽ giúp sản phụ giảm bớt những bất ngờ trên quãng hành trình mẹ cần vượt qua và tăng nhận thức của mẹ về các triệu chứng rắc rối tiềm ẩn.

Thai đôi - Nguy cơ đối với mẹ

song-thai

Xác xuất sảy thai gấp đôi thai kỳ bình thường


So với những thai nhi bình thường thì song thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Một số trường hợp thường xảy ra như một thai bị hỏng và thai nhi còn lại phát triển thành thai đơn hoặc một số trường hợp xấu hơn thì cả hai thai đều hỏng. 

Nghén nặng hơn


Thai phụ mang đa thai cũng bị nghén nặng hơn. Đối với một số thai phụ, tình trạng nôn quá mức khi mang thai, khiến mẹ mất đến năm phần trăm khối lượng cơ thể và có thể phải nhập viện.

Nguy cơ sinh non



Mang thai đôi cũng có nghĩa là nguy cơ sinh non sẽ cao hơn, do vậy, bất kỳ triệu chứng bất thường nào mẹ cũng cần phải quan tâm đúng mức. Chảy máu hoặc có dịch âm đạo, hoặc cơn gò tử cung thường xuyên, áp lực lớn ở vùng xương chậu, hoặc ngay cả việc bị tiêu chảy cũng có thể là những dấu hiệu sinh non. Nhất là khi mẹ bị chảy máu âm đạo, hãy đến bệnh viện ngay.

Trường hợp sinh non các bé cần được chăm sóc một cách đặc biệt để hạn chế mắc bệnh do cơ thể chưa đủ trưởng thành như các bệnh về hô hấp, các bệnh nhiễm trùng, vàng da,...

Tăng huyết áp thai kỳ


Tăng huyết áp thai kỳ (PIH) là tình trạng tăng huyết áp suốt thời gian mẹ mang thai. Các ca song thai có tình trạng tăng huyết áp thai kỳ gấp ba đến bốn lần các ca đơn thai. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp thai kỳ có thể gây sinh non, trẻ không phát triển tốt hoặc thai nhi mất trong bụng mẹ. Tăng huyết áp thai kỳ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ, đặc biệt khi nó tiến triển thành tiền sản giật.

Tiền sản giật


Tiền sản giật là tình trạng bao gồm tăng huyết áp và tăng tỷ trọng protein trong nước tiểu. Triệu chứng tiền sản giật bao gồm sưng nề, đau đầu và tăng cân. Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ đa thai cao gấp đôi thông thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể gây sản giật, hay còn gọi là nhiễm độc máu. Sản giật gây động kinh và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé chưa ra đời.

Tiểu đường thai kỳ


Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khi mẹ, dù không bị tiểu đường trước khi mang thai, gặp khó khăn khi duy trì nồng độ đường trong máu. Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong khoảng năm phần trăm các ca mang thai đơn, nhưng số thai phụ mang song thai bị tiểu đường thai kỳ cao gấp đôi. Tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và lối sống.

Tỷ lệ sinh mổ cao


Thông thường đối với những ca sinh đôi thường được bác sĩ đề nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp sinh thường có thể dẫn tới tình trạng ngạt nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Các vấn đề về tiêu hóa


Thai phụ mang đa thai có nguy cơ mắc phải các vấn đề tiêu hoá suốt thai kỳ, như táo bón. Đa thai thường phải sinh mổ, do tư thế thai không lí tưởng (như khi bé đầu tiên không quay đầu xuống) hoặc do các biến chứng, khiến mẹ mất thời gian dài hơn để hồi phục sau sinh và đối mặt với nguy cơ bị biến chứng cao hơn suốt quá trình chuyển dạ.

Thai đôi - Nguy cơ đối với thai nhi

nhung-chu-y-khi-mang-song-thai-erapharmacy

Mất một trong hai thai


Đa thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Trong một số trường hợp, một trong hai bào thai có thể bị sẩy hoặc biến mất (hội chứng biến mất thai đôi - VTS), chỉ có bào thai sống sót còn tồn tại. Cái chết của một trong hai song thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng giai đoạn nguy cơ cao nhất là trong qúi 1 và qúi 3

Thai nhẹ cân


Vì là song thai nên thường nhẹ cân hơn so với những thai nhi đơn do môi trường phát triển hạn chế và lượng dinh dưỡng cung cấp từ mẹ phải được chia cho cả 2 bào thai. Do đó đối với trường hợp mang thai đôi mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc bồi bổ chất dinh dưỡng. 

Sức khỏe con kém


Đối với trẻ nhỏ sinh đôi, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng do nguy cơ sinh non thường cao. Cơ thể của trẻ không có đủ thời gian để hoàn thiện và trở nên cứng cáp hơn từ đó trẻ có thể mắc một số bệnh về đường hô hấp, tình trạng vàng da,... Ngoài ra, mang thai đôi còn có thể xảy ra hội chứng truyền máu song thai (truyền máu giữa hai bào thai) có thể dẫn đến một bào thai được nhận nhiều chất dinh dưỡng còn bào thai còn lại thì không, gây ảnh hưởng không tốt cho cả 2 thai nhi. 

Dị tật thai


Đối với những trường hợp thai song sinh, đặc biệt là song sinh cùng trứng tình trạng dị tật có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)


Hiện tượng này xảy ra khi một thai nhi trở nên lớn hơn khác thường do có một chia sẻ không đồng đều của dòng máu giữa chúng. Khả năng là khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng sẽ có gặp TTTS. Nếu không được điều trị, hội chứng này có thể gây suy tim sơ sinh hoặc dẫn đến tử vong.

Ngoài ra có thể có sa dây và cuốn dây khiến nhau thai cuốn cổ thai nhi và làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 em bé.

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi mang thai nói chung và mang đa thai nói riêng, các thai phụ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. Nếu có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần. Mỗi lần khám, cần siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai. Vì song thai dễ có tình trạng thai to, thai bé và các bọc ối cũng vậy... 3 tháng cuối càng phải theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất 37 tuần tuổi vì dễ bị sinh non.

Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh. Có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Điều quan trọng với người mang song thai là cần được tư vấn, cho biết trước tất cả những nguy cơ, khó khăn để chuẩn bị về tâm lý và cần được sự động viên, an ủi, giúp đỡ từ người thân.

No comments