Triệu chứng mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

Mang thai giả có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai thường gặp. Thế nên, nắm rõ những đặc điểm của mang thai giả sẽ giúp bạn tránh khỏi thất vọng không đáng có khi cho rằng bản thân đã thật sự mang thai. 

Mang thai giả là gì?



Mang thai giả có tên tiếng Anh là pseudocyesis. Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10), mang thai giả được xếp vào mục các rối loạn tâm thần.

Hiện tượng mang thai giả được hiểu là những trường hợp phụ nữ về mặt sinh lý không có thai nhưng cảm xúc và triệu chứng cơ năng của cơ thể giống hết như những người mang thai tháng đầu thai kỳ. Nghĩa là thực tế họ cũng ốm nghén, mất kinh, thèm chua, rồi cảm giác bụng và ngực to lên.

Nếu đi khám sớm, hoặc để hết 3 tháng đầu thai kì mới đến khám bác sĩ thì rõ ràng là không xuất hiện các triệu chứng của thực tế và siêu âm cũng không thấy những hình ảnh của thai nhi hay tim thai.

Phải khẳng định một cách khoa học việc không có thai là một thực tế, nhưng rồi có thể họ bị vô sinh rồi vì lý do nào đó hoặc là vô thức hoặc là có ý thức mà họ tưởng tượng hoặc là cố tình giả vờ để có những triệu chứng như có thai thực sự.

Nguyên nhân mang thai giả

Tâm lý lo sợ hoặc mong muốn mang thai


Những dấu hiệu có thai giả thường xảy ra ở những phụ nữ luôn mong muốn, khao khát mang thai tột cùng có khả năng chính là nhân tố tạo nên ảo tưởng rằng mình có các dấu hiệu mang thai nhưng thực chất đó chỉ là các triệu chứng mang thai giả. Yếu tố tâm lý – thần kinh này kích thích hệ nội tiết ở phụ nữ và gây ra các biểu hiện rất giống việc mang thai.

Áp lực làm vợ


Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó, là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Một giả thuyết khác có liên quan đến áp lực làm tròn bổn phận của người phụ nữ sau khi trải qua một biến cố thai sản như sẩy thai, vô sinh hay sức ép từ gia đình sau khi đã kết hôn. Mong muốn làm tròn trách nhiệm này khiến người phụ nữ diễn giải sai, hiểu lầm những thay đổi trong cơ thể là dấu hiệu mang thai.

Vấn đề về hệ thần kinh


Giả thuyết cuối cùng nhấn mạnh đến sự thay đổi của các chất hóa học trong hệ thần kinh có liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh. Sự thay đổi của các chất hóa học này được xem là yếu tố gây ra các triệu chứng mang thai giả.

Một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng của thai kỳ giả, bao gồm thai ngoài tử cung, béo phì và ung thư.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng mang thai giả



Việc nhận biết mang thai giả khá khó khăn nếu bạn không thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm về thai kỳ vì các dấu hiệu của hiện tượng này rất giống các dấu hiệu mang thai thông thường.


Bụng phình to


Triệu chứng mang thai giả phổ biến nhất là bụng phình to. Bụng có thể to dần lên trông như thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là dấu hiệu mang thai thật sự. Trên thực tế, tình trạng bụng phình to này có thể là do:

  • Đầy hơi
  • Tăng cân, tăng mỡ bụng
  • Sự tích tụ các chất thải (phân, nước tiểu)

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường


Rối loạn kinh nguyệt chính là triệu chứng mang thai giả xuất hiện ở 50% đến 90% chị em phụ nữ mang thai giả. Lúc này cơ thể của chị em phụ nữ do áp lực và căng thẳng về tâm lý dẫn đến sản sinh hormone trong cơ thể tăng cao. Từ đó xảy ra tình trạng chậm kinh và mất kinh. Đồng thời nếu như chị em phụ nữ luôn ở trong tình trạng lo âu và căng thẳng như thế này thì lại càng khiến cho nội tiết tố mất cân bằng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. 

Cảm giác thai máy


Cảm giác thai máy sẽ xuất hiện trong khoảng từ 50% đến 75% ở những chị em phụ nữ khi có triệu chứng mang thai giả. Bởi vì đây chính là do tâm lý mong muốn có thai quá độ gây ra và cụ thể thì chị em phụ nữ sẽ cảm nhận rõ ràng trong cơ thể mình lúc này có sự chuyển động. Họ sẽ nghĩ là do một sinh linh bé nhỏ đang tạo thành và trên thực tế thì nó chỉ xảy ra là do sự chuyển động của nhu động ruột non mà thôi.

Dấu hiệu chuyển dạ


Tiếp đến trong số các chị em phụ nữ xảy ra tình trạng mang thai giả thì sẽ có 1% chị em phụ nữ cảm thấy rằng mình có dấu hiệu chuyển dạ. Theo đó thì các chị em sẽ thấy rằng mình đau bụng từng cơn nhất là vào thời điểm mình tưởng chừng như thai đã đủ tháng.

Một số triệu chứng sau thường rất khó phân biệt với tình trạng mang thai thông thường:

  • Ốm nghén, nôn ói
  • Tăng cảm giác thèm ăn
  • Trễ kinh 
  • Tăng cân
  • Bầu ngực căng
  • Màu đầu ti thay đổi
  • Chảy sữa
  • Đau bụng
  • Tử cung mở rộng.

Các triệu chứng này có thể rõ ràng đến mức khiến các bác sĩ cũng cho rằng bạn đã mang thai nếu không thực hiện các kiểm tra chi tiết hơn.

Làm cách nào để điều trị hội chứng mang thai giả    



Có thể khẳng định rằng hội chứng mang thai giả xảy ra là do bệnh nhân bị áp lực tâm lý. Chính vì lẽ đó khi phát hiện ra tình trạng này bạn nên đến với bác sĩ chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị. Lúc này người chồng chính là người cần phải luôn bên cạnh động viên sát cánh giúp cho vợ của mình sớm thoát ra   khỏi hoàn cảnh tự ti và mặc cảm.

Đồng thời các cặp vợ chồng nếu thấy bất thường nên đến các cơ sở y tế sản khoa để được phát hiện, điều trị hiếm muộn kịp thời bằng các phương pháp khoa học tiên tiến. Cùng với đó, khi chuẩn bị làm mẹ người phụ nữ cũng nên tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản về hiện tượng mang thai giả và tâm lý phù hợp, bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề mang thai giả cũng như có tâm lý thoải mái để giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được quá lo lắng và bi quan bởi vì điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn rất nhiều.  

Mang thai giả không được xem là một tình trạng bệnh lý, vì vậy không có khuyến nghị chung nào để điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc để cải thiện sức khỏe.

Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ cho rằng đây là một vấn đề tâm lý hơn là một vấn đề về thể chất. Bởi khi một người phụ nữ tin rằng cô đang mang thai, đặc biệt là nếu niềm tin này tồn tại trong một thời gian dài, có thể cô ấy sẽ rất thất vọng khi biết rằng mình chỉ đang mang thai giả. Người thân và các bác sĩ cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giải thích về kết quả các kiểm tra và nên hỗ trợ trong việc điều trị tâm lý hoặc trị liệu nếu cần nhằm đảm bảo bệnh nhân có thể khôi phục tâm trạng nhanh nhất.

Hãy tâm sự nhiều hơn với người chồng của mình cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe bản thân để luôn được thoải mái. Đồng thời các chị em cũng có thể đọc nhiều hơn các thông tin bài viết tích cực hữu ích để bản thân cảm thấy có động lực hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị tốt mọi mặt cho hành trình làm mẹ của mình sau này.

No comments