Tiêu chảy ở trẻ em và những điều cần lưu ý

Tiêu chảy ở trẻ em là một trong số những bệnh thường gặp, căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó các bậc phụ huynh không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị.

Như thế nào gọi là tiêu chảy ở trẻ em?

  • Những bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 - 10 lần/ngày.
  • Những bé từ 1 - 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 2 lần/ngày.
Tuy nhiên, số lần đi ngoài còn tùy theo từng bé, có bé đi ngoài ngay sau bữa ăn, có bé 2 ngày đi ngoài 1 lần, có bé 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phần mềm, đóng khuôn.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là khi trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.

Bệnh tiêu chảy được chia thành 3 loại chính đó là:


  • Tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy kéo dài: khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
  • Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.



  • Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em


    Có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy, những nguyên nhân chính thường là do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ruột. Cụ thể những nguyên nhân cơ bản như sau:
    • Do virus (nguyên nhân phổ biến nhất): Rotavirus chiếm 40% các trường hợp trẻ bị bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa đông, ủ bệnh từ 12 giờ - 5 ngày. Bệnh kéo dài 3 ngày đến 1 tuần.
    • Do vi khuẩn: Coli gây bệnh, lỵ trực trùng (Shigella), tụ cầu, tả...
    • Nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống.
    • Do ngộ độc thức ăn gây tiêu chảy, thậm chí là tiêu chảy cấp với các biểu hiện như nôn ói, đi ngoài nhiều và có xu hướng tự biến mất sau 24 giờ.
    • Do nhiễm trùng không liên quan hệ tiêu hóa: úm, sởi , tay chân miệng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm  màng não, nhiễm trùng huyết, hiv...
    • Do phản ứng với thuốc: Các loại thuốc như amoxicillin, penicillin, erythromycin, cephalosporin thường có tác dụng phụ gây tiêu chảy.
    • Mắc một số bệnh đường ruột, chẳng hạn như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa…
    • Trẻ bị rối loạn chức năng ruột chẳng hạn như hội chứng kích ruột gây nên hoạt động bất thường của dạ dày và ruột.
    • Chế độ ăn quá nhiều đường (ví dụ như uống quá nhiều nước trái cây, ăn quá nhiều kẹo…)


    Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy


    Bệnh tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải - Đây là vấn đề quan trọng bởi việc mất nước ở trẻ thường diễn ra nhanh chóng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Ngoài ra, rối loạn hệ tiêu hóa còn khiến trẻ mất ngủ, biếng ăn, quấy khóc. Từ đó mà các bé này dễ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần nắm những vấn đề này để có cách chăm sóc tốt nhất dành cho trẻ. Khi những trường hợp tiêu chảy không quá nghiêm trọng, các bé thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Cha mẹ cần theo sát tình trạng bệnh của bé. Một số điều mà cha mẹ không được quên khi có con đang bị tiêu chảy:
    • Uống nhiều nước hơn bình thường: Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.
    • Không bỏ bữa của trẻ: Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
    • Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
    • Không dùng sữa thay cho các bữa ăn vì sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.


    Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?

    Khi trẻ bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà như trên, song phụ huynh cần chú ý 3 nguyên tắc chính sau:

    • Cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước.
    • Cho trẻ ăn nhiều hơn để có sức khỏe, nhanh khỏi bệnh phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo sự tăng trưởng của bé.
    • Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm

    Các dấu hiệu nguy hiểm: 

    • Trẻ sốt cao không giảm.
    • Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như:
    • Khô môi.
    • Mắt trũng.
    • Thóp lõm: với trẻ < 18 tháng tuổi và còn thóp.
    • Trẻ khóc không có nước mắt.
    • Trẻ không đi tiểu trong 4 - 6 giờ.
    • Trẻ quấy đòi uống nước hoặc li bì.
    • Trẻ ăn hoặc bú kém.
    • Trẻ nôn nhiều.
    • Trong phân trẻ có máu.
    • Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.
    • Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.

    Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và hướng xử trí kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

    No comments